GIỚI THIỆU PHÒNG THANH TRA

Đăng vào 11/08/2017 17:06

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

      Phòng Thanh tra được hình thành và phát triển từ đơn vị tiền thân là Ban Thanh tra Đào tạo được thành lập theo Quyết định số 951/QĐTC ngày 05/9/2001 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội. Hoạt động của Ban Thanh tra là hoạt động kiêm nhiệm của một số giảng viên của Trường.

      Ngày 25/3/2008, Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội ban hành 02 Quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của phòng: (i) Quyết định số 466/QĐ-TCCB thành lập Phòng Thanh tra đào tạo, quy định Phòng là đơn vị thuộc trường Đại học Luật Hà Nội; (ii) Quyết định 468/QĐ-TCCB quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng. Các cán bộ thực hiện hoạt động thanh tra thời kỳ này bao gồm đội ngũ viên chức cơ hữu của Phòng và các cán bộ, giảng viên được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm công tác thanh tra theo nhiệm kì.

      Ngày 25/12/2019, để tăng cường công tác thanh tra, đảm bảo phù hợp với  quy định của pháp luật và của nhà trường, Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội ban hành Quyết định số 5001/QĐ-ĐHLHN đổi tên đơn vị từ Phòng Thanh tra đào tạo thành Phòng Thanh tra.

       Ngày 07/5/2021, Hiệu trưởng ban hành Quyết định số 1670/QĐ-ĐHLHN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Thanh tra. Theo đó, Phòng thanh tra là đơn vị chức năng cấp phòng của Trường Đại học Luật Hà Nội, hoạt động theo quy định của pháp luật và Quy chế tổ chức, hoạt động của Trường theo chức năng nhiệm vụ được phân công và các hoạt động khác theo Quyết định của Hiệu trưởng.

2. CHỨC NĂNG CỦA PHÒNG THANH TRA

       Theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 1670/QĐ-ĐHLHN quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Thanh tra,  Phòng Thanh có các chức năng sau:

- Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ, giúp Hiệu trưởng phát hiện tồn tại trong cơ chế quản lý của Trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của Trường; tham mưu và giúp lãnh đạo Trường ban hành, kiểm soát tính hợp pháp của các chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến hoạt động của Nhà trường;

- Tham mưu và giúp lãnh đạo Trường giải quyết khiếu nại, tố cáo; theo dõi về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật;

- Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng trường, Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của Trường; bảo đảm cho Trường tuân thủ pháp luật;

- Quản lý nội bộ cấp đơn vị;

- Chức năng khác theo quy định và theo phân công của Hiệu trưởng.